Hệ thống giáo dục Anh | Từ A – Z thông tin cần biết 2024
Hệ thống giáo dục Anh là một trong những nền giáo dục chất lượng hàng đầu và lâu đời nhất trên thế giới với lịch sử gần 800 năm. Dưới đây là những thông tin thú vị và hữu ích liên quan đến hệ thống giáo dục Anh dành cho những bạn đang ấp ủ giấc mơ đi du học Anh.
Nước Anh có hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới.
1. Nền giáo dục của nước Anh
Trong hệ thống giáo dục Anh có hơn 100 trường đại học đạt tiêu chuẩn, 500 trường cao đẳng và hơn 600 trường phổ thông nội trú. Nhiều trường nổi tiếng nằm trong Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới Times Higher Education năm 2023 như: Đại học Oxford chiếm vị trí thứ nhất, đại học Cambridge chiếm vị trí thứ 3, Imperial College London và UCL lần lượt xếp vị trí thứ 10 và 22…
Với chất lượng giảng dạy hàng đầu thế giới của hệ thống giáo dục Anh, nước Anh là điểm đến đáng mơ ước của nhiều du học sinh. Theo thống kê của Cơ quan tuyển sinh các trường đại học và cao đẳng UCAS, dữ liệu được công bố gần đây cho thấy số lượng ứng viên quốc tế vào các khóa học đại học tại Vương quốc Anh tính đến thời hạn tháng 1 năm 2023 đã tăng lên 114.910, tăng 3% so với cùng thời điểm trong chu kỳ đầu vào năm 2022.. Tính đến thời điểm kết thúc kỳ tuyển sinh tháng 9 năm 2022, đã có 463.315 visa sinh viên được tài trợ được cấp. Đây là số lượng visa sinh viên hàng năm cao nhất được cấp trong lịch sử và thể hiện sự phục hồi từ số lượng thị thực được cấp thấp hơn trong đại dịch Covid-19 nhưng cũng tăng so với mức trước đại dịch.
Nước Anh tổ chức đào tạo hơn 70 lĩnh vực cùng hàng ngàn chuyên ngành ở các cấp bậc khác nhau trong hệ thống giáo dục Anh. Nổi bật nhất là những chuyên ngành sau: Luật, Kinh doanh, Tài chính – Kế toán, Y – Dược, Truyền thông…
Đại học Oxford nhiều năm liền nằm trong Top 5 Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới Times Higher Education.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp lý do nên chọn du học Anh bạn phải biết!
2. 5 cấp bậc giáo dục bắt buộc tại Anh theo 5 giai đoạn
Hệ thống giáo dục Anh diện bắt buộc được chia thành 5 giai đoạn chính dựa trên độ tuổi:
2.1. Chương trình mầm non giai đoạn nền tảng (EYFS)
Trẻ em 3 – 4 tuổi có thể đi học ở nhà trẻ hoặc các lớp mẫu giáo tại trường tiểu học thuộc hệ công lập hoặc tư thục. Trong giai đoạn này, chương trình giảng dạy thường bao gồm các lĩnh vực như:
- Ngôn ngữ và giao tiếp.
- Phát triển thể chất.
- Phát triển bản thân, cảm xúc và các mối quan hệ xã hội.
- Tập đọc, tập viết, làm toán.
- Phát triển sự sáng tạo thông qua việc học vẽ.
- Tìm hiểu về thế giới xung quanh.
2.2. Giáo dục bậc tiểu học
Các bé từ 5 – 11 tuổi học tiểu học ở trường công lập hoặc tư thục. Chương trình giáo dục bậc tiểu học thường được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: 5 – 7 tuổi: Đây là thời điểm các bé bắt đầu làm quen với những môn học bắt buộc như: Toán học, Tiếng anh, Lịch sử, Địa lý…
- Giai đoạn 2: 7 – 11 tuổi: Nâng cao kiến thức của các môn học bắt buộc để cải thiện sự tiếp thu và phát triển của trẻ.
Các bé không chỉ học những môn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy, mà còn được tìm hiểu nhiều chủ đề về môi trường, thiên nhiên, động vật hoang dã, ăn uống lành mạnh…
Năng lực học sinh thường được đánh giá qua các bài kiểm tra và những nhận xét của từng giáo viên trong suốt quá trình học tập trong hệ thống giáo dục Anh.
Ngoài những môn học bắt buộc, các bé còn được tìm hiểu về thế giới xung quanh.
2.3. Giáo dục bậc trung học
Học sinh từ 11 – 16 tuổi có thể học bậc trung học ở trường công lập hoặc tư thục trong hệ thống giáo dục Anh. Chương trình giáo dục bậc trung học thường được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 3: 11 – 14 tuổi: Giai đoạn học tập quan trọng chuẩn bị cho kỳ thi lấy Chứng chỉ Giáo dục Trung học Tổng quát GCSE.
- Giai đoạn 4: 14 – 16 tuổi: Giai đoạn cuối cùng của hệ thống giáo dục phổ thông bắt buộc, kết thúc bằng bài kiểm tra đánh giá quốc gia lấy chứng chỉ GCSE.
Trong chương trình giáo dục bậc trung học, các em thường có thêm tiết dạy kèm về quyền công dân vào buổi sáng và buổi chiều muộn. Phần thời gian còn lại trong ngày bao gồm các môn học bắt buộc như: Toán, Văn học Anh, Tin học, Khoa học (Sinh học, Hóa học, Vật lý…)… Ngoài ra, một số môn học không bắt buộc mà học sinh có thể đăng ký tùy vào từng trường bao gồm: Báo chí, Công nghệ kỹ thuật số, Kinh tế gia đình…
Thông thường, mỗi học sinh sẽ có một thời khóa biểu riêng để tham gia các lớp học. Giáo dục tại Anh cho phép học sinh nghiên cứu các lĩnh vực học thuật sớm hơn những quốc gia khác để các em có nhiều thời gian cho môn học mà mình yêu thích.
Học sinh nước Anh được tìm hiểu những kiến thức học thuật từ rất sớm.
Vào cuối năm lớp 11 (15 hoặc 16 tuổi), học sinh tham gia kỳ thi đánh giá quốc gia để lấy chứng chỉ GCSE hoặc các chứng chỉ Cấp độ 1, Cấp độ 2 khác. Đây là bằng cấp quan trọng tương đương với bằng tốt nghiệp ở Canada và Hoa Kỳ, hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Sau 16 tuổi, mỗi học sinh có thể lựa chọn hình thức giáo dục khác nhau như: tiếp tục học lên cao hơn hoặc đi học nghề/đi làm trong hệ thống giáo dục Anh.
Dưới đây là cấu trúc chương trình giảng dạy cho học sinh từ 5 – 16 tuổi tại nước Anh năm 2014:
Môn học | 5 – 7 tuổi | 7 – 11 tuổi | 11 – 14 tuổi | 14 – 16 tuổi |
Tiếng Anh | X | X | X | X |
Toán học | X | X | X | X |
Khoa học | X | X | X | X |
Thiết kế mỹ thuật | X | X | X | |
Quyền công dân | X | X | ||
Tin học | X | X | X | X |
Công nghệ | X | X | X | |
Ngôn ngữ | X | X | ||
Địa lý | X | X | X | |
Lịch sử | X | X | X | |
Âm nhạc | X | X | X | |
Giáo dục thể chất | X | X | X | X |
2.4. Giáo dục sau bậc trung học
Vớinền giáo dục của nước Anh, học sinh 16 – 17 tuổi muốn theo đuổi bằng cấp sẽ tiếp tục học chương trình A level kéo dài 2 năm. Đối với những người có định hướng tương lai rõ ràng, họ thường lựa chọn các môn liên quan đến chuyên ngành trong năm đầu tiên và thi chứng chỉ AS, rồi chuyển sang học chuyên môn sâu trong hệ thống giáo dục Anh. Những học sinh còn lại sẽ học các môn chung chung hết năm 1 và thi bằng A level.
2.5. Giáo dục bậc Đại học
Từ 18 tuổi trở lên, học sinh Anh có thể đăng ký chương trình giáo dục dự bị đại học, cao đẳng, đại học và sau đại học tùy theo định hướng và năng lực của bản thân.
Học sinh ở Anh có nhiều cơ hội lựa chọn chương trình giáo dục phù hợp với bản thân.
Tìm hiểu thêm: Du học cấp 3 tại Anh | 5+ thông tin phải biết
3. Chương trình học không bắt buộc trong hệ thống giáo dục Anh
3.1. Chương trình giáo dục dự bị Đại học
Chương trình giáo dục dự bị tại Anh gồm các chương trình sau:
- Chương trình Dự bị Đại học (International Foundation Year IFY)
- Chương trình Dự bị năm nhất Đại học (International Year One)
3.2. Chương trình giáo dục cao đẳng hoặc nghề
Trong hệ thống giáo dục ở Anh, khi kết thúc xong chương trình giáo dục phổ thông, sinh viên có thể lựa chọn chương trình chương trình đào tạo nghề học song song với chương trình giáo dục phổ thông, hoặc đăng ký vào các trường cao đẳng dạy nghề. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ nhận được các loại bằng cấp như sau:
- BTEC diploma: Chứng chỉ phản ánh trình độ chất lượng cao, tập trung phát triển kỹ năng và áp dụng kiến thức trên cơ sở thực tiễn, bao gồm các lĩnh vực như: Thiết kế mỹ thuật, Kinh doanh, Xây dựng, Kỹ sư…
- NVQs: Chứng chỉ đào tạo nghề dựa trên thực tiễn, không cần hoàn thành trong một khoảng thời gian cụ thể mà được thực hiện bởi nhân viên toàn thời gian, sinh viên làm công việc bán thời gian cho phép phát triển các kỹ năng phù hợp…
- CACHE: Chứng chỉ nghề nghiệp dành cho những người học về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tâm lý trẻ em.
- Cambridge Nationals: Cambridge Nationals tương tự như BTECs, đào tạo ở nhiều lĩnh vực như: Công nghệ, Chăm sóc sức khỏe, Kỹ thuật, Khoa học thể thao…
- Cao đẳng hoặc cao đẳng nâng cao: Học sinh được tham gia các khóa học của giảng viên và nhà tuyển dụng cũng như các hoạt động thực tiễn liên quan đến ngành nghề.
Chương trình đào tạo nghề thường kéo dài từ 6 tháng – 2 năm với nhiều lĩnh vực khác nhau và có thể xem xét để miễn trừ một phần trong chương trình học cao hơn như bậc cao đẳng hoặc cử nhân.
3.3. Chương trình giáo dục Đại học và sau đại học
Thời gian hoàn thành chương trình giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục ở Anh tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau, thường kéo dài 3 – 4 năm, có thể là 5 – 7 năm đối với ngành Y – Dược, Luật, Kiến trúc…
Đối với chương trình giáo dục sau đại học, học lên thạc sĩ thường mất 1 năm, học lên tiến sĩ thường mất 3 – 5 năm.
Tại các trường công lập, học phí văn bằng đầu tiên mỗi năm là £ 9.250 cho các sinh viên Anh, xứ Wales và Liên minh châu Âu.
Bạn có thể tìm hiểu về du học Anh bậc Thạc sĩ sau đại học để có thể biết chi tiết thông tin về chương trình học này nhé!
4. 5 lý do sinh viên quốc tế nên du học tại Anh
Du học sinh quốc tế lựa chọn nước Anh làm điểm đến đáng mơ ước bởi những lý do như sau:
- Hệ thống giáo dục Anh tuyệt vời: Anh quốc sở hữu nhiều trường đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất trên thế giới với đa dạng chuyên ngành khác nhau, phù hợp với đam mê của mỗi cá nhân.
- Bằng cấp được đánh giá cao ở nhiều quốc gia: Các trường đại học ở Anh quốc có cái nhìn khắt khe và công tâm về chất lượng đầu ra. Do đó, bằng cấp của du học sinh nước Anh thường phản ánh chính xác năng lực của họ và được đánh giá cao ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Hệ thống chăm sóc y tế tốt: Du học sinh có thể tiếp cận dịch vụ Chăm sóc Y tế toàn quốc (NHS) hoàn toàn miễn phí trong suốt thời gian học tập tại đây thông qua việc đóng bảo hiểm y tế quốc tế (IHS).
- Cơ hội làm thêm: Sinh viên quốc tế tại Anh được phép làm thêm 20 giờ/tuần trong thời gian học và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ. Điều này giúp sinh viên có thêm trải nghiệm và chi phí trang trải cuộc sống.
Khả năng tìm việc và định cư sau khi học: Cơ hội tìm việc và định cư tại Anh sau khi học xong thực sự là một thử thách lớn đối với sinh viên quốc tế. Bạn phải là người có thành tích cực kỳ xuất sắc hoặc đang theo đuổi chuyên ngành thiếu hụt nhân lực mới có khả năng làm việc và sinh sống ở Anh.
Anh quốc là điểm đến mơ ước của nhiều du học sinh quốc tế nói chúng, du học sinh Việt Nam nói riêng.
Xem thêm: Có nên đi du học Anh không? 10 lý do NÊN đi du học Anh năm 2024
5. Lưu ý cho sinh viên/học sinh quốc tế theo học giáo dục Anh
Đối với học sinh học xong lớp 9 tại Việt Nam, các bạn có thể sử dụng bảng điểm hoặc bằng cấp để xin visa du học Anh và theo học chương trình GCSE trong 3 năm trong hệ thống giáo dục của Anh. Sau đó, học sinh được chuyển tiếp lên đại học như người bản xứ mà không cần thi tiếng Anh.
Đối với những học sinh đã hoàn thành 3 năm cấp 3 và muốn theo đuổi hệ thống giáo dục đại học ở Anh, bạn cần chuẩn bị bảng điểm, chứng chỉ IELTS với các cấp độ như sau:
Chương trình | Điều kiện xét tuyển |
IB hoặc A level
(Chương trình THPT, Cao đẳng ở Anh quốc) |
Từ 16 tuổi, đã hoàn thành lớp 10, 11.
IELTS: 5.5 – 6.0 |
Dự bị đại học | Hoàn thành chương trình THPT
IELTS: 5.5 |
Cao đẳng
(Tương đương năm nhất đại học) |
Hoàn thành lớp 12 hoặc năm nhất cao đẳng/đại học.
IELTS: 5.5 |
Cử nhân | Hoàn thành năm nhất cao đẳng/đại học.
IELTS: 6.0 |
Dự bị thạc sĩ | Tốt nghiệp đại học
IELTS: 5.5 – 6.0 |
Thạc sĩ | Tốt nghiệp đại học
IELTS: 6.5 |
Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ du học nước Anh cổ kính, hãy liên hệ với UMK để nhận được những tư vấn bổ ích cho chuyến hành
UMK đã có hơn nhiều năm kinh nghiệm tư vấn du học cho học sinh/sinh viên, đóng vai trò quan trọng trong giáo dục quốc tế khi giúp trên 450.000 học sinh, sinh viên du học thành công tại các trường tại Australia, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand và Ireland.
UMK hiện có văn phòng tuyển sinh quốc tế tại 30 quốc gia khác nhau, là đại diện tuyển sinh chính thức của trên 600 trường uy tín tại Úc, Mỹ, Anh, Canada, New Zealand và Ireland. Bên cạnh đó, IDP cũng là đơn vị đồng sáng lập và tổ chức kỳ thi IELTS trên toàn thế giới, sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất để có trải nghiệm du học tuyệt vời!
Mong rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn cái nhìn sơ lược về hệ thống giáo dục Anh. Từ đó, du học sinh đang ấp ủ nhiều dự định, hoài bão đi du học Anh có thể chuẩn bị đủ hơn hành trang về kiến thức và tinh thần trước khi bắt đầu một hành trình khám phá vùng đất mới.
Hãy liên hệ Cty Quốc Tế UMEKEN ( UMK) Việt Nam . Lô H3 Đường Số 10 Khu dân Cư Lập Phúc ,Xã Phước Kiển ,Huyện Nhà Bè -TPHCM
📞 0965.280.877- 0766.778.999
👉Tư Vấn Miễn Phí
Website: https:umk.edu.vn