DU HỌC NGHỀ ĐỨC CÓ ĐƯỢC LÀM THÊM KHÔNG?

Làm thêm là nhu cầu của rất nhiều du học sinh Đức. Nhiều bạn thắc mắc du học nghề tại Đức có được làm thêm không? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho các bạn vấn đề này nhé.

Du học sinh học nghề tại Đức có được phép làm thêm?

Câu trả lời cho câu hỏi “Du học nghề Đức có được làm thêm không?” là có. Theo quy định tại Đức, các du học sinh nước ngoài học tập tại Đức được phép làm thêm, nhưng phải tuân thủ thời gian quy định. Bạn được phép làm khoảng 90 ngày/ năm, 8 tiếng/ ngày; hoặc 180 ngày/ năm, 4 tiếng/ ngày. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ có thời gian và quy định điều chỉnh theo từng thời điểm đối với thời gian làm thêm.

Du học sinh du học nghề tại Đức được phép làm thêm theo quy định, khoảng 21 giờ/ tuần. Bạn có thể đăng ký làm thêm vào các ngày nghỉ, hoặc dịp lễ, Tết.

Lưu ý khi làm thêm khi du học nghề Đức

Du học nghề Đức có được làm thêm không

Bên trên bạn đã biết một số điều cơ bản về Du học nghề Đức?. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi trong học tập nghề và làm thêm, bạn nên xin giấy phép lao động từ Cơ quan việc làm Liên bang trước khi bắt đầu công việc.

Chính sách thuế

Du học sinh học nghề tại Đức được phép làm thêm, tuy nhiên phải tuân thủ các quy định về thuế ở Đức. Với mức lương làm thêm khoảng 450 euro/tháng thì không cần phải trả thuế. Ngoài ra, với thời gian làm thêm khoảng dưới 50 ngày/ năm cũng không cần phải trả thuế. 

Nếu ở trên mức nói trên, bạn cần nộp thuế theo quy định. Nếu phát hiện gian dối, trốn thuế, nhẹ thì bị xử lý hành chính, nặng thì bị trục xuất khỏi Đức.

Mức lương làm thêm

Thông thường, bạn sẽ kiếm được khoảng 9-12 Euro cho mỗi giờ làm việc.

Số tiền này có thể hỗ trợ thêm cho chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn.

Những công việc làm thêm của du học sinh học nghề

Du học nghề Đức có được làm thêm không? Có. Nhưng những công việc làm thêm là gì?

Công việc bán thời gian liên quan đến ngành nghề bạn học

Bạn có thể lựa chọn các công việc có liên quan đến ngành nghề bạn đang học. Điều này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm việc thực tế cho công việc sau này. Tuy nhiên điều này không bắt buộc, bạn có thể lựa chọn các công việc khác như làm thêm tại quán cà phê, quán ăn, trông trẻ,…

Thực tập sinh

Nếu bạn tình nguyện xin thực tập, bạn có thể làm thực tập sinh theo hình thức bán thời gian.

Trợ giảng tại trường học

Công việc này không bị áp mức thời gian tối đa như những công việc khác. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu làm việc bạn vẫn cần thông báo cho văn phòng nhập cư vấn đề này.

Nghề tự do, tự kinh doanh

Đặc thù của ngành nghề này là bạn bắt buộc phải đăng ký với Văn phòng việc làm liên bang và Văn phòng đăng ký người nước ngoài. Nếu đủ yêu cầu theo quy định tại Đức, bạn cần nộp đơn thay đổi thị thực hành nghề tự do trước khi hoàn thành chương trình học nghề của bạn. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định bạn có được chấp thuận làm ngành nghề này không. Đặc thù ngành nghề này là không hạn mức về thời gian làm việc. 

Ưu và nhược điểm của làm thêm

Làm thêm có nhiều lợi ích có thể kể đến như: Kiếm thêm thu nhập hàng tháng, nâng cao kinh nghiệm đúng chuyên ngành, mở rộng mối quan hệ,… Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều mặt hạn chế khi làm thêm, như là quá bận rộn có thể ảnh hưởng đến việc học tập, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe, không có thời gian cho các hoạt động khác,..

Trên đây là các thông tin để trả lời cho câu hỏi “Du học nghề Đức có được làm thêm không?”. Hy vọng các thông tin trên hữu ích cho bạn.

6 NHƯỢC ĐIỂM DU HỌC NGHỀ ĐỨC BẠN CẦN BIẾT.

Du học nghề Đức càng ngày càng được bộ phận lớn giới trẻ Việt Nam quan tâm. Không chỉ những lợi ích như miễn học phí, triển vọng nghề,… mà còn có cơ hội định cư lâu dài tại Đức. Nhưng bên cạnh những điểm mạnh, lợi ích, du học nghề Đức cũng có những nhược điểm, khó khăn mà bạn có thể chưa biết. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Khái quát chung về du học nghề Đức và ưu điểm 

Du học nghề Đức là hình thức đào tạo dựa trên lý thuyết và thực hành thực tế ngành nghề bạn đăng ký học. Thời gian du học nghề Đức thường là 03 năm, và bằng cấp là cao đẳng quốc tế.

Ưu điểm của du học nghề Đức khá nhiều có thể kể đến như miễn học phí, nhận lương thực hành trong quá trình học tập, môi trường học tập văn minh hiện đại, phù hợp với nhiều đối tượng, cơ hội nghề nghiệp cao, cơ hội định cư,…

Nhược điểm của du học nghề Đức

nhược điểm du học nghề đức

Học tập trung về ngành nghề bạn đăng ký học

Nhược điểm du học nghề Đức đầu tiên cần đề cập tới đó là việc đào tạo nghề sẽ được đào tạo trong một phạm vi giới hạn ở những kiến thức riêng của ngành nghề bạn học.

Nếu như với trình độ đào tạo đại học bạn cần phải học tập nhiều môn học, phạm vi học và nghiên cứu rộng; thì với học nghề khi du học nghề Đức bạn sẽ chỉ tập trung học và đào tạo trực tiếp về ngành nghề bạn đăng ký học. Điều đó có nghĩa là kiến thức bạn được đào tạo sẽ làm bạn chỉ làm được ngành nghề tương ứng. Nói một cách dễ hiểu, bạn học nghề xây dựng bạn sẽ chỉ làm được ngành xây dựng, chứ bạn không thể làm được ngành cơ khí hoặc nhà hàng khách sạn.

Rào cản ngôn ngữ

Học tập và đào tạo của các ngành nghề tại Đức hầu hết được dạy trên nền tiếng Đức. Khi du học nghề Đức, có thể một số ngành bạn có thể yêu cầu thêm một chút tiếng Anh, vì nhiều tài liệu tham khảo có thể sử dụng tiếng Anh.

Tiếng Đức tốt là điều quan trọng, quyết định chất lượng học tập có hiệu quả hay không. Đây cũng là một nhược điểm du học nghề Đức. Bạn đọc cần biết để xác định mục tiêu học từ đầu.

Khác biệt văn hóa

Nhược điểm du học nghề Đức tiếp theo đó là khác biệt văn hóa. Văn hóa tại mỗi nước khác nhau. Nhiều trường hợp vì không thích nghi được với văn hóa, bỡ ngỡ trong cuộc sống, học tập, khác biệt về ngôn ngữ,… mà ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý và việc học tập của học viên.

Học thực hành không nhẹ nhàng

Việc thực hành sẽ được dạy làm thực tế, bạn sẽ được đào tạo làm việc ngay từ công việc đơn giản đến phức tạp. Việc thực hành như vậy nên bạn phải xác định không hề nhẹ nhàng. Với nhiều ngành như cơ khí, xây dựng,… yêu cầu sức khỏe, độ bền cao nên ngay khi bắt đầu, nhiều bạn bỡ ngỡ và có thể chán nản.

Không cần trau dồi thêm các kiến thức khác?

Du học nghề Đức được đào tạo trực tiếp vào ngành nghề bạn học. Để có thêm kiến thức về các nội dung liên quan và việc học trở nên dễ dàng hơn, bạn nên biết thêm các kiến thức khác để mở rộng hiểu biết của bản thân. 

Ví dụ ngành kỹ thuật, bạn nên nắm vững những kiến thức về toán, lý,…, thậm chí đọc thêm các tài liệu liên quan để biết thêm nguyên lý mà bạn đang học.

Tự tìm tòi, học tập bao giờ cũng tốt hơn cho việc học tập và công việc sau này.

Biết nhiều ngoại ngữ là một điểm cộng kể cả cho việc học tập và công việc khi bạn hoàn thành việc học nghề.

Công việc sau ra trường đều dễ dàng và triển vọng nghề cao?

Cơ hội cho công việc tốt rất nhiều, nhưng luôn dành cho những ai xứng đáng. Những công việc tốt luôn đi kèm với sự cạnh tranh. Bạn phải không ngừng nâng cấp bản thân, trau dồi kỹ năng, rèn luyện tay nghề để nắm bắt được cơ hội khi cơ hội tới.

Để phát triển cho công việc sau này, không ngừng nâng cấp bản thân là con đường duy nhất bạn cần đi.

Trên đây là 6 nhược điểm du học nghề Đức bạn đọc cần biết. Chỉ có hiểu biết vấn đề đa chiều, đầy đủ mọi khía cạnh mới giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục nước Đức.

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ KHI PHỎNG VẤN XIN VISA DU HỌC NGHỀ ĐỨC

Phỏng vấn xin visa khi du học nghề Đức là một bước quan trọng trong quá trình du học nghề Đức. Tuy nhiên, phỏng vấn xin visa luôn là bước khiến nhiều bạn gặp khó khăn và bối rối. Bài viết hôm nay chúng tôi chia sẻ cho bạn một số tip khi phỏng vấn visa và những điều cấm kỵ bạn cần tránh. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Hồ sơ xin visa du học nghề Đức

phỏng vấn xin visa du học nghề đức

Trước khi được hẹn lịch phỏng vấn xin visa du học nghề Đức, bạn cần nộp hồ sơ theo yêu cầu và được đại sứ quán Đức thông qua. Về cơ bản, một bộ hồ sơ xin visa gồm các giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế được công nhận.
  • Ảnh hộ chiếu sinh trắc học
  • Bằng tốt nghiệp THPT và bằng nghề hoặc bằng đại học (nếu có).
  • Thư động lực (motivation letter).
  • Các giấy tờ xác nhận việc đào tạo nghề dự kiến, gồm: hợp đồng đào tạo thực hành, hợp đồng đào tạo lý thuyết.
  • Chứng chỉ tiếng Đức.
  • Chứng minh tài chính.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện y tế để nhập cảnh.
  • Giấy tờ về khóa học tiếng Đức (nếu có).
  • Giấy tờ khác nếu được yêu cầu.

Cấm kỵ khi phỏng vấn xin visa du học nghề Đức

Sau khi bạn nộp hồ sơ xin visa, khoảng 8-12 tuần sau bạn sẽ nhận được thông báo hẹn phỏng vấn từ Đại sứ quán Đức. Dưới đây là một số lưu ý bạn không nên mắc phải khi phỏng vấn:

  • Tránh các trang phục hở hang, lòe loẹt, bị cào xước hoặc rách, các trang phục áo phông, quần jean,… Đức là một đất nước rất chú trọng kỷ luật, cái nhìn đầu tiên sẽ để lại ấn tượng về bạn. Bạn nên chọn các trang phục gọn gàng, lịch sự, đơn giản để có sự thiện cảm cho người phỏng vấn. Nếu bạn là nam, bạn nên chọn sơ mi trắng, quần tây, giày da và có thể caravat. Còn nếu bạn là con gái thì nên chuẩn bị cho mình đồ vest chỉnh chu.
  • Không trung thực trong quá trình trả lời phỏng vấn. Bạn không nên nói sai sự thật so với những gì đã khai trong hồ sơ. Đây là điều rất quan trọng bạn cần lưu ý. Nếu trả lời không giống trong hồ sơ bạn đã kê khai, đồng nghĩa với việc cơ hội sang Đức của bạn đã vuột mất.
  • Đến không đúng giờ hoặc sát giờ vào phỏng vấn. Đây là điều sẽ gây ấn tượng không tốt với người phỏng vấn. Bạn nên đến sớm ít nhất 10-15 phút so với giờ hẹn phỏng vấn để chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và có thời gian chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.
  • Bối rối, thiếu tự tin trong quá trình phỏng vấn. Đây cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý, tránh mắc phải trong quá trình phỏng vấn. Tự tin, luôn mỉm cười trước các câu hỏi và nhìn thẳng vào người phỏng vấn. Đây là một điều nhỏ nhưng có thể là điểm cộng khi phỏng vấn của bạn.
  • Không chuẩn bị trước khi phỏng vấn. Đây là vấn đề nhiều bạn mắc phải và dễ gặp bối rối khi phỏng vấn. Trước cuộc phỏng vấn, bạn cần tìm kiếm, tham khảo kinh nghiệm của những người đã phỏng vấn. Tự chuẩn bị một số nội dung để có thể sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn như về cuộc sống, mục tiêu công việc,…
  • Kỹ năng tiếng Đức kém. Khi phỏng vấn, muốn dễ dàng vượt qua phỏng vấn xin visa du học nghề Đức, tiếng Đức càng tốt sẽ càng được đánh giá cao. Nếu tiếng Đức của bạn quá kém, người phỏng vấn sẽ không hiểu bạn đang nói gì và có thể bị loại. Bạn nên chuẩn bị kỹ năng tiếng Đức tốt trước kỳ phỏng vấn.

Trên đây là thông tin về hồ sơ xin visa Đức và những cấm kỵ, lưu ý khi phỏng vấn xin visa du học nghề Đức. Hy vọng các thông tin trên hữu ích cho bạn đọc.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT VỀ LƯƠNG DU HỌC NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI ĐỨC

Ngành điều dưỡng luôn là ngành nghề hot được rất nhiều bạn lựa chọn cho giấc mơ chinh phục nước Đức. Nhiều bạn đọc thắc mắc ngành nghề này có gì, mức lương ngành nghề này thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Du học nghề điều dưỡng tại Đức là gì?

Du học nghề điều dưỡng tại Đức là việc học tập ngành nghề này theo chương trình đào tạo tại Đức. Mô hình của chương trình này là mô hình kép, bao gồm đào tạo giữa lý thuyết và thực hành. Cũng như các ngành nghề khác, việc thực hành chiếm 70% thời gian đào tạo. 

Chương trình học điều dưỡng tại Đức gồm những gì?

lương du học nghề điều dưỡng tại đức

Về cơ bản, trước năm 2020, điều dưỡng được chia làm 3 lĩnh vực riêng biệt: chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em và chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên từ năm 2020 trở đi, ba lĩnh vực này được gộp chung lại. Khi lựa chọn học nghề ngành điều dưỡng, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về cả ba mảng này, và sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có bằng cao đẳng quốc tế và lựa chọn làm việc một trong ba lĩnh vực nói trên.

Lương du học nghề điều dưỡng tại Đức

Lương thực hành

Trong quá trình du học nghề điều dưỡng tại Đức, hàng tháng bạn sẽ nhận được mức lương thực hành. Mức lương trung bình thường khoảng 1.140 – 1.300 Euro/tháng.

Ngoài ra 1 tuần bạn có thể làm thêm 21 giờ với mức lương là 9-12 Euro/ giờ.

Lương sau khi tốt nghiệp

Tại Đức, sau khi tốt nghiệp bạn có thể lựa chọn một trong ba lĩnh vực: chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em và chăm sóc người bệnh để làm việc. Mức lương trung bình dành cho người mới ra trường khoảng 2.800 – 3.200 Euro/tháng. Mức lương có thể dao động theo vị trí công việc, nơi làm việc, vị trí địa lý. 

Lương du học nghề điều dưỡng tại Đức có tốt như bạn tưởng

Thực tế, đánh giá một cách khách quan, lương du học nghề Đức được đánh giá là mức lương trung bình khá so với các ngành nghề khác, không quá thấp, cũng không quá cao. Do đặc thù ngành nghề nên công việc ngành nghề này khá bận rộn và áp lực. So với các ngành nghề khác, ngành này được đánh giá là khá vất vả.

Làm thế nào để nâng cao mức lương du học nghề điều dưỡng tại Đức

Tại Đức, sau khi bắt đầu làm việc sau khi tốt nghiệp đào tạo nghề, cứ hai năm một lần bạn được bạn sẽ sẽ có cơ hội đàm phán lại về mức lương trên hợp đồng lao động. Lưu ý, ngay tại đơn xin việc đầu tiên cũng có mục mức lương mong muốn. Tùy năng lực bản thân, hãy cân nhắc để điền mức lương mong muốn sao cho phù hợp nhất, bởi có thể đây sẽ là một trong những cơ sở giúp bạn đàm phán về mức lương dễ dàng hơn sau này.

Ngoài ra, muốn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, bạn cần không ngừng nâng cấp bản thân, bằng cách không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng nghề,… Bạn có thể học thêm để nâng cao bằng cấp, đây là một cách giúp bạn nâng cao mức lương khi ra thị trường lao động.

Trên đây là một số thông tin về lương du học nghề điều dưỡng tại Đức. Hy vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn.

DU HỌC NGHỀ ĐỨC CÓ CẦN CHỨNG MINH TÀI CHÍNH?

Để du học nghề Đức, bạn cần rất nhiều thủ tục, giấy tờ, trong đó có chứng minh tài chính. Vậy tại sao cần phải chứng minh tài chính và số tiền là bao nhiêu? Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho bạn về nội dung này nhé.

Chứng minh tài chính là gì? 

du học nghề đức có cần chứng minh tài chính

Du học có cần chứng minh tài chính. Bởi chứng minh tài chính là một khoản tiền bạn cần để đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt và học tập tại Đức. Khoản tiền này sẽ chứng minh cho Đại Sứ quán Đức biết bạn có đủ khả năng tài chính để tham gia và hoàn thành chương trình du học nghề tại Đức.

Lý do của việc chứng minh tài chính là gì? 

Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh nước ngoài, trong đó có người Việt lợi dụng việc du học nghề để bỏ trốn hoặc chuyển đổi từ visa du học nghề sang các hình thức khác. Bởi vậy, việc này gây mất niềm tin của chính phủ Đức đối với các du học sinh, dẫn tới các thủ tục cấp visa và các thủ tục chứng minh tài chính cũng thắt chặt và khó khăn hơn.

Số tiền chứng minh tài chính là bao nhiêu?

Với các phân tích trên, bạn đã biết được chứng minh tài chính. Số tiền bạn cần chuẩn bị thường là khoảng 5.118 Euro trong tài khoản. Tuy nhiên, số tiền có thể dao động theo cách tính như sau:

Trường hợp bạn đã có bằng tiếng Đức B2

Đây là điều kiện đầy đủ để bạn bắt đầu học nghề tại Đức. Bởi vậy, bạn không cần chuẩn bị thêm chi phí cho việc học tiếng Đức tại Đức. Số tiền cần chứng minh tài chính là số tiền cần cho quá trình học và đào tạo nghề tại Đức.

Nếu mức lương thực hành nghề chưa tính thuế của bạn khoảng 929 euro/tháng thì các bạn không cần phải làm chứng minh tài chính. Còn nếu mức lương thực hành nghề của bạn dưới 929 euro/tháng thì cần phải chứng minh tài chính. Với trường hợp này, bạn cần chuẩn bị đủ số tiền còn thiếu trong tài khoản để hoàn thiện việc chứng minh tài chính.

Trường hợp bạn không có bằng tiếng Đức B2

Đối với các bạn mới chỉ có chứng chỉ tiếng Đức ở trình độ B1 hoặc A2 thì trước khi chính thức đào tạo nghề tại trường nghề, bạn cần hoàn thành việc học tiếng Đức lên trình độ B2 tại Đức. Trường hợp này bạn cần phải chứng minh tài chính và số tiền cần chứng minh tài chính sẽ tương đương với mức học phí trong 6 tháng, khoảng chừng 5.118 Euro.

Phương pháp chứng minh tài chính

Du học nghề Đức có cần chứng minh tài chính. Bạn có thể chứng minh tài chính bằng hai cách:

Bằng giấy bảo lãnh

Trường hợp bạn có người thứ ba đảm nhận chi phí du học nghề tại Đức thì bạn chỉ cần hoàn thành giấy cam kết bảo lãnh. Việc của bạn là điền các thông tin theo yêu cầu vào mẫu giấy bảo lãnh. Khi làm thủ tục bảo lãnh đối với phương pháp này, bạn cần xin tư vấn của cơ quan ngoại kiều, nơi cư trú của người bảo lãnh cho bạn.

Bằng mở tài khoản

Thông thường, phương pháp này phổ biến hơn. Việc bạn cần làm là làm thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng ở Đức. Số tiền chứng minh tài chính sẽ được đặt tại tài khoản ngân hàng này.

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi “Du học nghề Đức có cần chứng minh tài chính?” của bạn đọc. Hy vọng các thông tin trên hữu ích cho bạn.

XIN VISA DU HỌC NGHỀ ĐỨC MẤT BAO LÂU?

Việc làm hồ sơ xin visa du học nghề tại Đức mất bao lâu luôn được nhiều bạn quan tâm. Đây là bước quan trọng nhất quyết định bạn có thực hiện giấc mơ du học nghề Đức hay không. Ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số thông tin về visa du học nghề Đức.

Xin visa du học nghề tại Đức mất bao lâu?

Visa Đức có rất nhiều loại. Tùy vào loại bạn muốn xin mà thời gian chờ xét duyệt có khác biệt. Ví dụ xin visa ngắn hạn thì thời gian xét duyệt chắc chắn sẽ ngắn hơn visa dài hạn.

Thực tế, thời gian của việc xét duyệt hồ sơ xin visa rất khó xác định cụ thể và chính xác. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xét duyệt hồ sơ xin visa, có những trường hợp chỉ vài tuần, có một số trường hợp kéo dài 3 tháng. Xin visa du học nghề Đức mất bao lâu phụ thuộc vào thời gian lưu trú của bạn.

Phân loại visa Đức

Xin visa du học nghề Đức mất bao lâu

Hiện visa Đức có hai loại và ngắn hạn và dài hạn

Visa ngắn hạn (thời hạn visa tối đa là 90 ngày)

Các diện xin visa ngắn hạn có thể kể đến như du lịch, thăm thân, chữa bệnh, công tác, tham gia khóa học ngắn, tham gia chương trình giao lưu ngắn hạn,…

Đối với các diện xin visa ngắn hạn, thời gian xét duyệt hồ sơ không quá lâu. Thông thường sẽ khoảng 7-15 ngày.

Visa dài hạn (thời hạn visa trên 90 ngày)

Visa dài hạn thường áp dụng đối với các trường hợp du học, du học nghề, làm việc dài hạn tại Đức. Thời gian lưu trú dài sẽ khiến cho thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa dài. Thông thường, quá trình xét duyệt sẽ kéo dài 8- 12 tuần, bạn mới nhận được kết quả.

Hồ sơ xin visa du học nghề Đức gồm những gì?

Về cơ bản, hồ sơ của du học nghề tại Đức gồm các giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu hợp pháp hoặc giấy tờ thay thế được công nhận.

  • Ảnh hộ chiếu sinh trắc học: 2 ảnh, cỡ 45mm x 35mm.

  • Thư động lực (motivation letter).

  • Bằng tốt nghiệp THPT và bằng nghề hoặc bằng đại học (nếu có).

  • Các giấy tờ xác nhận việc đào tạo nghề dự kiến, gồm: hợp đồng đào tạo thực hành, hợp đồng đào tạo lý thuyết.

  • Chứng chỉ tiếng Đức theo yêu cầu.

  • Chứng minh tài chính.

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện y tế để nhập cảnh.

  • Giấy tờ về khóa học tiếng Đức (nếu có).

  • Giấy tờ khác nếu được yêu cầu.

Lưu ý quan trọng khi xin visa du học nghề Đức

  • Thông thường, thời hạn của visa Đức thường rất ngắn, do đó để được lưu trú dài hạn tại Đức, bạn cần có lý do chính đáng.

  • Thời gian xin visa du học nghề Đức? Thường 8-12 tuần, khá là lâu nên nếu hồ sơ xin visa du học nghề Đức của bạn không đầy đủ, hoặc sai quy định, bạn sẽ phải làm lại từ đầu. Đây là việc rất tốn thời gian và phải chờ đợi lại từ đầu. Đây là lưu ý quan trọng khi làm visa du học nghề tại Đức.

  • Thông tin trong hồ sơ hẹn lịch phỏng vấn phải khớp với các thông tin trong hộ chiếu và các hồ sơ liên quan. Nếu không khớp, bạn sẽ không được phỏng vấn xin visa. Bạn cần lưu ý cần điền các thông tin chính xác để tránh các sai sót không đáng có.

Câu hỏi “Xin visa du học nghề Đức mất bao lâu?” bạn đã có câu trả lời chưa? Chỉ cần đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, hồ sơ của bạn sẽ được xét duyệt theo tiến trình thông thường. Trên đây chúng tôi chia sẻ thêm một số lưu ý khi xin visa du học nghề tại Đức, hy vọng hữu ích cho bạn đọc.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XIN VISA DU HỌC NGHỀ ĐỨC

Xin visa du học nghề tại Đức luôn là bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị du học nghề Đức. Để biết thêm về hồ sơ xin visa du học nghề ở Đức và quá trình xin visa du học nghề, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Các bước xin visa du học nghề Đức

visa du học nghề đức

Với việc làm hồ sơ du học nghề tại Đức, thông thường bạn cần thực hiện 7 bước như sau:

  • Lựa chọn ngành nghề học tập và trường học nghề tại Đức.
  • Học tiếng Đức (tại Việt Nam).
  • Thi chứng chỉ tiếng Đức như yêu cầu của ngành nghề bạn đã chọn.
  • Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để xin hợp đồng học nghề. Bao gồm các hợp đồng: hợp đồng học tiếng Đức, hợp đồng nhà ở, học đồng đào tạo thực hành, hợp đồng đào tạo lý thuyết. 
  • Dịch thuật hồ sơ du học nghề sang tiếng Đức.
  • Làm chứng minh tài chính và mở tài khoản ngân hàng ở Đức.
  • Hoàn thiện hồ sơ xin visa và phỏng vấn xin visa.

Hồ sơ xin visa Đức cần những gì?

Sau khi đủ bộ hồ sơ xin visa du học nghề tại Đức, bạn cần nộp và chờ xét duyệt. Thời gian xét duyệt visa Đức khá lâu, khoảng 8-12 tuần. Sau khi hồ sơ được xét duyệt, bạn sẽ được hẹn lịch phỏng vấn du học nghề Đức.

Về cơ bản, một bộ hồ sơ để xin visa  Đức đầy đủ yêu cầu gồm 10 nội dung như sau:

  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế được công nhận.
  • Ảnh hộ chiếu sinh trắc học
  • Bằng tốt nghiệp THPT và bằng nghề hoặc bằng đại học (nếu có).
  • Thư động lực (motivation letter).
  • Các giấy tờ xác nhận việc đào tạo nghề dự kiến, gồm: hợp đồng đào tạo thực hành, hợp đồng đào tạo lý thuyết.
  • Chứng chỉ tiếng Đức.
  • Chứng minh tài chính.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện y tế để nhập cảnh.
  • Giấy tờ về khóa học tiếng Đức (nếu có).
  • Giấy tờ khác nếu được yêu cầu.

Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học nghề Đức

Khá nhiều bạn bối rối, loay hoay khi chuẩn bị phỏng vấn visa Đức. Chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm để bạn tự tin vượt qua cuộc phỏng vấn visa.

  • Mang đầy đủ bộ hồ sơ yêu cầu. Bạn cần mang theo đủ 1 bộ hồ sơ để tránh bối rối nếu cần dùng đến. Nên đến sớm hơn so với giờ hẹn, điều này sẽ giúp bạn có được tinh thần tốt nhất cho cuộc phỏng vấn.
  • Chuẩn bị thật tốt kỹ năng nói tiếng Đức vì buổi phỏng vấn sẽ hoàn toàn bằng tiếng Đức. Kỹ năng nói trôi chảy sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua cuộc phỏng vấn. Bạn có thể tự chuẩn bị trước một số câu hỏi và tự trả lời để sẵn sàng cho mọi tình huống. Thường các câu hỏi đều xoay quanh cuộc sống, mục tiêu công việc, … của bạn.
  • Trung thực trong quá trình trả lời, bạn không nên nói sai sự thật so với những gì đã khai trong hồ sơ. Đây là điều rất quan trọng bạn cần lưu ý.
  • Tự tin, luôn mỉm cười trước các câu hỏi và nhìn thẳng vào người phỏng vấn. Đây là một điều nhỏ nhưng có thể là điểm cộng khi phỏng vấn của bạn.
  • Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự luôn gây được thiện cảm với người đối diện. 

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về hồ sơ và kinh nghiệm để vượt qua buổi phỏng vấn visa du học nghề Đức. Hy vọng bạn có thể áp dụng và thành công.

DU HỌC NGHỀ ĐỨC HẾT BAO NHIÊU TIỀN?

Nhiều bạn quan tâm đến du học nghề tại Đức nhưng có tâm lý lo ngại về chi phí du học nghề tại Đức. Bài viết hôm nay sẽ phân tích cho bạn chi phí của du học nghề tại Đức để bạn có thêm thông tin về vấn đề này.

Du học nghề Đức gồm các loại chi phí nào?

Du học nghề Đức được miễn phí học phí, nên bạn chỉ cần chi trả các chi phí khác.

Du học nghề Đức hết bao nhiêu tiền, chi phí thế nào về cơ bản phụ thuộc vào hai giai đoạn: chi phí tại Việt Nam và chi phí khi du học tại Đức.

du học nghề đức hết bao nhiêu tiền

Tại Việt Nam

Có thể bạn đã biết, hồ sơ du học nghề tại Đức yêu cầu khá nhiều nội dung và việc học tiếng Đức đạt yêu cầu là điều bắt buộc. Nhìn chung, tại Việt Nam bạn cần chi trả chi phí cho việc học tập và thi lấy bằng tiếng Đức cùng chi phí cho việc hoàn thiện các hồ sơ thủ tục du học nghề cùng các chi phí khác.

  • Chi phí học tiếng Đức tới trình độ B1 hoặc B2 và chi phí thi lấy chứng chỉ tiếng Đức.

Du học nghề Đức hết bao nhiêu tiền phụ thuộc nhiều vào trình độ tiếng Đức của bạn. Tiếng Đức không quá khó, nhưng cũng không dễ. Bạn cần kiên trì nỗ lực để sớm đạt được mục tiêu học tập. Việc học tiếng Đức nếu không đạt chuẩn bạn có thể cần học lại và thi lại nhiều lần, như vậy mất rất nhiều thời gian và chi phí.

  • Chi phí xử lý hồ sơ xin visa du học nghề Đức bao gồm phí xử lý hồ sơ (tổng hợp giấy tờ, công chứng giấy tờ), phí cấp visa, phí mua bảo hiểm tại Đức và vé máy bay.

Hồ sơ xin visa du học nghề Đức khá phức tạp. Bạn có thể lựa chọn tự làm hoặc thuê trung tâm tư vấn hỗ trợ. Tuy nhiên lưu ý là việc tự làm hồ sơ nếu không có người hướng dẫn uy tín bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí sửa chữa hồ sơ, thậm chí có thể không kịp thời gian nhập học. Bạn cần cân nhắc vấn đề này để chi phí cho vấn đề du học nghề Đức không trở thành nỗi lo.

Tại Đức

Chi phí tại Đức chủ yếu là chi phí sinh hoạt nếu bạn đã có bằng tiếng Đức B1. Còn nếu bạn có bằng A2 tiếng Đức bạn cần tốn thêm chi phí học tiếng tại Đức để có bằng B1.

Theo kinh nghiệm từ các du học sinh du học nghề Đức, mức chi phí sinh hoạt của Đức ở mức thấp so với mặt bằng chung Châu Âu, khoảng 960 Euro/ tháng.

Như vậy, giai đoạn sang Đức, Du học nghề Đức hết bao nhiêu tiền dao động tùy thuộc vào trình độ tiếng Đức và mức chi phí sinh hoạt của bạn tại Đức. Chi phí sinh hoạt chủ yếu bao gồm tiền nhà ở, chi phí ăn uống, tiền bảo hiểm, chi trả y tế, điện, nước, internet, vui chơi, giải trí,…

Có thể nói du học nghề Đức hết bao nhiêu tiền phụ thuộc nhiều vào trình độ tiếp thu tiếng Đức, chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn tại Đức. Các chi phí làm hồ sơ thủ tục để du học nói chung đã có mức chung theo quy định, bạn chỉ phải trả thêm trong trường hợp sai sót sửa chữa hồ sơ. Liên hệ ngay với UMK để nhận học bổng ngay hôm nay! 

DU HỌC NGHỀ ĐỨC CẦN NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

Du học nghề Đức cần những điều kiện gì? Nhiều bạn trẻ Việt Nam đang quan tâm tới du học nghề Đức, tuy nhiên không phải ai cũng biết những điều kiện để du học nghề Đức. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho các bạn vấn đề này nhé.

Du học nghề Đức học gì, bao lâu?

du học nghề đức cần những điều kiện gì

Du học nghề Đức là hình thức đào tạo kép kết hợp giữa học lý thuyết tại trường nghề và thực hành tại các cơ sở làm việc. Thời gian đào tạo thường là 03 năm, việc thực hành thường chiếm 70% thời gian học của hình thức đào tạo này. Việc thực hành sẽ chú trọng đào tạo các kỹ năng để làm việc thực tế nhằm trang bị cho học viên đủ kiến thức để có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Du học nghề Đức gồm nhiều ngành, trong đó có thể kể đến một số ngành nổi bật như cơ khí, xây dựng, điều dưỡng, nhà hàng khách sạn.

Vậy du học nghề Đức cần những điều kiện gì? Về cơ bản, bạn cần đáp ứng đạt yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe, ngôn ngữ; và hoàn thiện các thủ tục để xin visa du học nghề Đức.

Đối tượng của du học nghề Đức

Câu trả lời đầu tiên cần nhắc tới cho câu hỏi “du học nghề Đức cần những điều kiện gì?” đó là cần thỏa mãn những yêu cầu như sau:

  • Độ tuổi 

Với độ tuổi, học viên đủ điều kiện du học nghề Đức là từ 18 đến 30 tuổi, đã tốt nghiệp THPT trở lên tại Việt Nam và không yêu cầu về điểm số.

Tùy từng ngành nghề mà có quy định tuổi cụ thể khác nhau. Ví dụ như ngành điều dưỡng tại Đức, độ tuổi du học nghề là từ 18-30 tuổi. Với ngành xây dựng thì yêu cầu học viên phải trong độ tuổi 18-27 tuổi.

  • Sức khỏe

Học viên đủ điều kiện du học nghề Đức phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh viêm gan B, C, bệnh xã hội và các bệnh truyền nhiễm khác. 

Tuy nhiên khi lựa chọn ngành nghề, bạn cần lưu ý chọn ngành phù hợp với sức khỏe. Ví dụ như với các ngành kỹ thuật như xây dựng, cơ khí, bao giờ yêu cầu về sức khỏe và độ bền sẽ cao hơn một số ngành khác.

  • Trình độ ngoại ngữ

Trình độ ngoại ngữ: học viên đủ điều kiện du học nghề Đức phải đạt chứng chỉ A2/B1/B2 (tùy theo đặc thù ngành đào tạo yêu cầu) do Viện Goethe Việt Nam cấp hoặc các chứng chỉ tương đương được Đại sứ quán Đức chấp thuận như TELC, OSD… 

Chứng chỉ tiếng Đức của học viên chỉ có giá trị khi các kỹ năng cùng được thi tại cùng một cơ sở tổ chức thi. Chứng chỉ tiếng Đức phải có thời hạn trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

 

Điều kiện về hồ sơ du học nghề

Khi thỏa mãn các yêu cầu về đối tượng, chắc hẳn bạn đọc vẫn băn khoăn du học nghề Đức cần những điều kiện gì? Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ du học nghề Đức để hoàn thiện thủ tục nhập học và đặt chân sang Đức. Về cơ bản, hồ sơ du học nghề gồm các nội dung sau:

  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế được công nhận.
  • Ảnh hộ chiếu sinh trắc học
  • Bằng tốt nghiệp THPT và bằng nghề hoặc bằng đại học (nếu có).
  • Thư động lực (motivation letter).
  • Các giấy tờ xác nhận việc đào tạo nghề dự kiến, gồm: hợp đồng đào tạo thực hành, hợp đồng đào tạo lý thuyết.
  • Chứng chỉ tiếng Đức.
  • Chứng minh tài chính.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện y tế để nhập cảnh.
  • Giấy tờ về khóa học tiếng Đức (nếu có).
  • Giấy tờ khác nếu được yêu cầu.

Thỏa mãn các yêu cầu về đối tượng và hồ sơ du học nghề, bạn có thể nộp hồ sơ xin visa du học nghề Đức. Sau khi được chấp thuận hồ sơ du học nghề, bạn sẽ được hẹn lịch phỏng vấn du học nghề. Hoàn thiện các thủ tục trên là bạn có thể bắt đầu cuộc hành trình sang Đức.

Với các thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu được du học nghề Đức cần những điều kiện gì. Chúc bạn thành công trên con đường du học nghề tại Đức.

VÌ ĐÂU DU HỌC NGHỀ ĐỨC NGÀNH XÂY DỰNG HẤP DẪN GIỚI TRẺ VIỆT NAM?

Du học nghề Đức khá quen thuộc với các bạn trẻ Việt Nam những năm gần đây. Trong đó ngành xây dựng được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn là ngành nghề để học tập. Vậy vì sao ngành này hấp dẫn bạn trẻ đến thế, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Du học nghề Đức ngành xây dựng là gì?

Thực chất du học nghề tại Đức ngành xây dựng là học và đào tạo nghề xây dựng theo hình thức chính quy. Mô hình học tập kết hợp giữa việc dạy kiến thức lý thuyết và các kỹ năng thực hành. Thời gian học thường kéo dài 03 năm và sau khi tốt nghiệp bằng cấp sẽ là bằng cao đẳng có giá trị quốc tế.

Du học nghề Đức ngành xây dựng học gì?

du học nghề đức ngành xây dựng

Về cơ bản, cũng như ngành xây dựng ở Việt Nam. Công việc của ngành xây dựng chủ yếu làm việc ở công trường, có thể kể đến như đường xá, cầu hầm, nhà cửa,…

Tuy nhiên, Đức là nước cực kỳ phát triển và rất nổi tiếng với ngành xây dựng. Bởi thế, yêu cầu của Đức đối với các công trình khá cao và khắt khe. 

Học viên học ngành xây dựng sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn và thực hành để đáp ứng những yêu cầu đầu ra của ngành. Thời gian thực hành thường chiếm khoảng 70% thời gian học nghề, và sẽ được tiến hành trực tiếp tại các công trường.

Điều kiện du học nghề Đức ngành xây dựng là gì?

Về cơ bản, điều kiện theo học nghề ngành xây dựng tại Đức khá đơn giản. Đây là một nguyên nhân khiến khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt là phù hợp với các bạn có lực học trung bình khá vì đầu vào ngành xây dựng không cao, chương trình học so với chương trình học đại học đơn giản hơn nhiều.

Đối tượng tuyển sinh của ngành là:

  • Nam, Nữ độ tuổi từ 18 – 27 tuổi. Tốt nghiệp THPT trở lên.
  • Sức khỏe tốt không mắc các bệnh viêm gan B, C và các bệnh truyền nhiễm; – Trình độ ngoại ngữ: 
  • Tiếng Đức đạt chứng chỉ B1/B2 do Viện Goethe Việt Nam cấp hoặc các chứng chỉ tương đương được Đại sứ quán CHLB Đức chấp thuận như TELC, OSD…

Những ưu điểm của du học nghề Đức ngành xây dựng

So với các ngành nghề khác tại Đức, ngành xây dựng nhu cầu khá lớn và triển vọng nghề cao. Xây dựng là nhu cầu cơ bản, đặc biệt là đất nước phát triển như Đức, cơ hội việc làm của ngành nghề này khá lớn. Có thể nhắc đến các ưu điểm nổi bật của ngành nghề này như sau:

Miễn học phí

Đối với ngành xây dựng, khi học nghề, bạn học sẽ được miễn phí 100%, theo chính sách khuyến học chung tại Đức.

Nhu cầu lao động của ngành rất lớn

Đức là nước có nền kinh tế rất phát triển, ngành xây dựng cũng là ngành có tỷ trọng GDP cao tại Đức, nên được chính phủ Đức khá chú trọng. Tuy nhiên, nền dân số già hóa kết hợp với xu hướng giới trẻ Đức ngày nay thiên về các công việc khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế,… nên những ngành yêu cầu tay nghề như ngành xây dựng có yêu cầu về nguồn lao động từ các nước khác là rất lớn.

Do vậy, khi bắt đầu học tập bạn có thể yên tâm về công việc sau khi ra trường. Không quá bất ngờ khi du học nghề Đức ngành xây dựng được rất nhiều bạn học lựa chọn.

Môi trường học tập và thực hành, làm việc hiện đại, chuyên nghiệp

Là đất nước phát triển trong ngành xây dựng, môi trường đào tạo nghề ngành xây dựng ở Đức rất hiện đại. Bạn sẽ được đào tạo cả lý thuyết và thực hành trong môi trường chuyên nghiệp, văn minh và hiện đại.

Tại Đức quy tụ rất nhiều công ty xây dựng lớn và các tập đoàn hàng đầu thế giới. Cơ hội để bạn được làm việc tại đây là rất cao vì nhu cầu nguồn nhân lực ở Đức ngành này ở Đức là rất lớn.

Nhận lương thực hành ngay trong thời gian học nghề

Với du học nghề Đức ngành xây dựng, chương trình học tập kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Bạn sẽ được tham gia học tập thực hành và được nhận mức lương thực hành khoảng từ 805-1.190 Euro/ tháng.

Ngoài ra, bạn còn có thể làm thêm, 21 giờ/ tuần với mức thu nhập khoảng 9-12 Euro/ giờ. Nếu bạn chi tiêu tiết kiệm, bạn có thể tiết kiệm được một khoản kinh phí.

Mức thu nhập sau khi tốt nghiệp khá cao

So với mức lương trung bình của một số ngành như cơ khí, nhà hàng khách sạn,… mức lương trung bình của ngành xây dựng khá cao khoảng 3.000 -4.400 Euro/ tháng. Tùy chức vụ công việc và vị trí địa lý bạn đang ở, mức lương có thể cao hơn.

Cơ hội định cư

Theo Luật lao động tại Đức, sau thời gian làm việc và học tập 05 năm không gián đoạn thì bạn có cơ hội được cấp giấy phép định cư dài hạn tại Đức và được bảo lãnh vợ/chồng, con.

Trên đây chúng tôi đã phân tích các ưu điểm, lợi ích của du học nghề Đức ngành xây dựng để bạn đọc hiểu tại sao ngành nghề này lại hấp dẫn đến thế. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt lợi và khó khăn. Bạn cần tìm hiểu rõ mọi khía cạnh của vấn đề này để có quyết định đúng đắn cho việc học và công việc tương lai. Chúc bạn thành công.

 Hotline: 0965.280.877 -0766778.999

Website: https:umk.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *